Trí tuệ cảm xúc EQ và những bật mí nơi công sở chắc chắn bạn muốn biết!

Trí tuệ cảm xúc EQ và những bật mí nơi công sở chắc chắn bạn muốn biết!

EQ (Emotional Quotient) – trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Trí tuệ cảm xúc tại công sở có thể cung cấp những lợi ích đáng kể và phát triển hơn nữa sự nghiệp của bạn, ngoài việc tạo ra vòng tròn quan hệ chặt chẽ với những mối quan hệ thật sự có giá trị, thì nó còn thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực để bạn chẳng phải lười biếng rời khỏi giường mỗi sáng thứ 2.

Không lòng vòng nữa, điều bạn sắp biết được đây chắc chắn là bí mật công sở mà mọi nhân viên đến cả sếp đều muốn biết: 5 thành phần của trí tuệ cảm xúc và tầm quan trọng của nó tại môi trường làm việc.

Nhà tâm lý học Daniel Goleman được biết đến với việc phát triển năm thành phần của trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc trong những năm 1990. Cùng tìm hiểu 5 thành phần của trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc dưới đây. 

  1. Tự nhận thức

Tự nhận thức là khả năng xác định cảm xúc và kích hoạt cảm xúc của bạn một cách đúng đắn. Nhận thức được cảm xúc của bạn giúp bạn hiểu được cách người khác sẽ bị ảnh hưởng bởi năng lượng bạn phát ra thế nào. Bạn có thể sử dụng sự tự nhận thức trong công việc để biết được “bạn” trong mắt đồng nghiệp, khách hàng hoặc Sếp của bạn sẽ ra sao.

Anh 1

  1. Tự điều chỉnh

Tự điều chỉnh là khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bạn để nó thật sự “hiệu quả” một cách tích cực. Kiểm soát cảm xúc của bạn là điều cần thiết trong mọi tình huống vì cảm xúc của bạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác. Một ví dụ tiêu biểu là: Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình trong công việc bằng cách điều chỉnh cảm xúc của bạn để giữ vẻ ngoài chuyên nghiệp trước mặt khách hàng.

  1. Động lực

Động lực là sự thôi thúc và mong muốn làm một điều gì, và nó liên quan đến trí tuệ cảm xúc bởi vì mong muốn của bạn có thể thúc đẩy những cảm xúc còn lại đối với một cái gì đó. Ví dụ, có mong muốn hoàn thành tất cả các công việc hàng ngày của bạn thuận lợi sẽ là động lực nội tại cho chính bạn – và nó sẽ tác động tới cảm xúc muốn đạt đạt, phải tập trung, tích cực và nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu bên trong.

  1. Đồng cảm

Đồng cảm là khả năng xác định và hiểu cảm xúc của người khác. Hiểu cảm giác của người khác cho phép bạn xử lý các tình huống nơi làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ, khi một đồng nghiệp đang có dấu hiệu mất tinh thần, bạn có thể dùng sự đồng cảm của mình để chia sẻ, an ủi và hỗ trợ người đó tránh khỏi tình huống tệ nhất có thể.

  1. Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội là các công cụ được sử dụng để giao tiếp và tương tác với người khác. Có các kỹ năng xã hội tốt – như giao tiếp hiệu quả và biết cách tôn trọng – cho phép bạn lắng nghe, nói và giải quyết xung đột một cách tốt hơn. Kỹ năng xã hội có thể được sử dụng tại nơi làm việc để phát triển sự nghiệp của bạn và là “tuyệt chiêu” thiết yếu cho các nhà lãnh đạo.

ảnh 3

Tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng ở nơi làm việc?

Bạn có thể là một người thông minh, sáng tạo và làm việc cực kì bứt phá, nhưng liệu, chỉ có như thế là đủ? Trong một thời đại với rất nhiều biến động như hiện tại, cảm xúc giữ vai trò như một phần của phía bên kia cán cân, làm cho mọi thứ trở về thế cân bằng của nó. Đặc biệt là môi trường làm việc.

Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng trong công việc để bạn có thể nhận thức, suy nghĩ, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. Có thể quản lý cảm xúc cá nhân cho bạn khả năng hướng dẫn và giúp đỡ mọi người, và bản thân bạn cũng được hạnh phúc và thành công hơn. Trí tuệ cảm xúc là một phần quan trọng ở nơi làm việc chính bởi vì nó giúp bạn:

Hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ

Việc hiểu được các dấu hiệu, nhạy cảm với những thay đổi thất thường sẽ giúp bạn nhận thức được tình hình và khắc phục nó trước khi nó thật sự thành vấn đề. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một đồng nghiệp có một số dấu hiệu buồn bã, bạn có thể đến gần và chia sẻ với họ sự thấu cảm.

ảnh 2

Hãy tự nhận thức về cảm xúc cá nhân

Bạn có thể sử dụng kỹ năng này để điều chỉnh hành vi của chính mình trước khi nó trở thành vấn đề cho khách hàng hoặc đồng nghiệp. Ví dụ, nếu bạn biết bạn đã có một đêm khó khăn, bạn đã không ngủ đủ giấc và điều này khiến bạn phát-cáu, nhưng bạn sẽ có thể cố gắng thay đổi hành vi của mình vào ngày làm việc sau đây bằng cách chuyển sự tập trung của bạn sang những cảm xúc tích cực hơn.

Cải thiện hiệu quả trong công việc

Khi bạn kiểm soát được cảm xúc, tình trạng “bùng phát” (burn out) của bản thân, bạn có thể dẫn tới một quy trình làm việc hiệu quả hơn, bình tĩnh hơn và đạt được hiệu quả cao trong công việc.

  Anh 5

Phát triển hơn nữa sự nghiệp của bạn

Trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo đi đôi với nhau. Tích cực hiển thị các khả năng như kiên nhẫn, lắng nghe tích cực, tích cực và sự đồng cảm có thể giúp bạn tiến lên vai trò lãnh đạo hoặc kiếm được một vị trí phù hợp hơn để dẫn dắt và kết nối. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố đủ, bên cạnh đó, cũng còn nhiều yếu tố khác bạn phải rèn luyện.

Khuyến khích người khác phát triển các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ

Cảm xúc rất dễ lây lan và thể hiện động lực, sự đồng cảm, trách nhiệm và tinh thần đồng đội có thể khuyến khích và thúc đẩy những người xung quanh rèn luyện các kỹ năng xã hội đó cùng nhau.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Binh pháp Tôn Tử chỉ ra 4 kiểu người không nên làm lãnh đạo

Binh pháp Tôn Tử chỉ ra 4 kiểu người không nên làm lãnh đạo

Một người lãnh đạo giỏi chính là chiếc chìa khóa quan trọng, lèo lái tập thể, đưa tổ chức đến được bến bờ vinh quang. Làm lãnh đạo chưa bao...

Câu chuyện 3 chiếc áo cũ

Câu chuyện 3 chiếc áo cũ

Một chiếc áo cũ có thể có giá trị là bao nhiêu? Câu chuyện về 3 chiếc áo cũ này sẽ cho chúng ta bài học về kinh doanh, về...

Nghệ thuật nói không mà được lòng cả thiên hạ

Nghệ thuật nói không mà được lòng cả thiên hạ

Từ chối để tránh làm mích lòng người khác, lại vừa nâng cao sự tôn trọng dành cho chính mình là cả một nghệ thuật. Việc nói lời từ chối...

Ngưng cách ly KHÔNG CÓ NGHĨA là đã hết dịch: 5 điều cần tránh tuyệt đối khi vừa hết giãn cách xã hội

Ngưng cách ly KHÔNG CÓ NGHĨA là đã hết dịch: 5 điều cần tránh tuyệt đối khi vừa hết giãn cách xã hội

"Điều tồi tệ nhất là khi chúng ta để cảm xúc lấn át thực tế, đưa ra những bước đi sai và rốt cục mọi thứ lại đâu hoàn đấy,"...

Nghệ thuật thuyết phục người nghe

Nghệ thuật thuyết phục người nghe

Trong giao tiếp, bạn dễ dàng nhận ra những người rất biết cách làm chủ cuộc giao tiếp, họ khiến bạn cảm thấy thuyết phục, nghe và làm theo những...

4 rào cản phải vượt qua mới có thành công thật sự

4 rào cản phải vượt qua mới có thành công thật sự

Trong quá trình phấn đấu, người thành công nào cũng phải đối mặt với 4 rào cản dưới đây, trong đó cửa ải thứ 3 là đánh gục nhiều người...

Virus Corona tặng chúng ta “trang giấy trắng cho một khởi đầu mới”

Virus Corona tặng chúng ta “trang giấy trắng cho một khởi đầu mới”

Sinh năm 1950, Li Edelkoort được coi là một trong những chuyên gia dự đoán xu hướng (trend forecaster) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay. Bà chia...

New Beginnings V.VIP: Mega Gangnam chính thức ra mắt nhận diện thương hiệu mới và tri ân khách hàng

New Beginnings V.VIP: Mega Gangnam chính thức ra mắt nhận diện thương hiệu mới và tri ân khách hàng

Mega Gangnam đã tổ chức thành công đêm tiệc ánh sáng “New Beginnings” tại khách sạn 5 sao New World Saigon, chính thức ra mắt nhận diện thương hiệu mới...

Vui Tết Trung thu sum vầy – Hạnh phúc đong đầy cùng HaMoer toàn quốc

Vui Tết Trung thu sum vầy – Hạnh phúc đong đầy cùng HaMoer toàn quốc

Không khí rộn ràng, náo nhiệt của Tết Trung Thu đã tràn ngập khắp khắp phố phường. Chiều 09/09, tại các cơ sở HaMo toàn quốc, nhân sự đã được...

5 kỹ năng nghe điện thoại dân Telesales phải học Donald Trump

5 kỹ năng nghe điện thoại dân Telesales phải học Donald Trump

Dân Telesales tiếc gì một nụ cười thật tươi... qua điện thoại. Bạn tỏ ra vui vẻ, khách hàng cũng cảm thấy vui vẻ, vậy lo gì không bán được...

Bạn sinh ra để làm gì?

Mục nào sau đây của tờ báo mà bạn thường “nghía” qua đầu tiên?

Bạn thích làm gì nhất khi đi dự tiệc?

Nếu được tặng sách, bạn thích được tặng loại sách nào sau đây?

Bạn muốn làm gì nhất trong thời gian rảnh rỗi?

Nghành nghề phù hợp của bạn
Công việc liên quan đến sáng tạo (Content marketing, PR, Truyền thông, Designer...)

7a

Công việc liên quan đến kinh doanh (Bán hàng/dịch vụ, Giám đốc Kinh doanh...)

4a

Công việc văn phòng (Nhân sự, Hành chính...)

6a

Công việc đào tạo, tư vấn (Đào tạo, Tư vấn chiến lược....)

5a

Ứng tuyển ngay
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x