Nhân viên vĩ đại phải biết chọn sếp để đồng hành
Nhân viên bình thường chọn công ty, nhân viên vĩ đại chọn sếp. Một công việc tốt, đúng chuyên môn, đúng sở trường cũng không thể khiến chúng ta thành công nếu như gặp phải một người lãnh đạo không phù hợp.
“Sếp” từ xưa đến nay vẫn luôn được định nghĩa là người lãnh đạo, người quản lý và là người đưa ra đường lối phát triển cho công ty, doanh nghiệp. Chính vì thế mà người ta mặc nhiên coi cái tầm nhìn, cái sứ mệnh là vấn đề của sếp, của công ty. Thế nên mới có cụm từ “đi xin việc”, thay vì “đi chọn việc” và đỉnh cao hơn là đi tìm minh chủ, tìm sếp.
Người bản lĩnh thường đi tìm sếp mà đồng hành, giúp cho công ty phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Ngược lại, có người nhảy hết công ty này, bay sang công việc khác hòng có thêm chút thu nhập, phúc lợi, rồi cuối cùng cũng chỉ quẩn quanh với cơm áo gạo tiền đến lúc tàn canh.
Vì sao lại có nghịch lý như vậy, cũng chỉ bởi cái chữ “tầm nhìn và sứ mệnh”. Đừng tưởng chỉ có sếp mới có tầm nhìn và sứ mệnh mà chính nhân viên cũng có tầm nhìn sứ mệnh. Vậy cái tầm nhìn và sứ mệnh của nhân viên là cái gì?
Tầm nhìn của nhân viên là gì?
Đó là cách nhìn người, cụ thể là sếp.
“Đi xin việc” mà chỉ tập chung vào những câu hỏi: Công ty có to không? Vị trí có trung tâm không? Gần hơn là lương tháng em bao nhiêu, có hỗ trợ xăng xe, ăn trưa không?…mà quên mất việc tìm hiểu xem sếp mình là ai? Người đó có thể gắn bó với mình lâu không, có giúp mình phát triển không?… Kết quả là được một vài tháng, lâu hơn là một vài năm, học được một chút kỹ năng rồi gắn cho mình cái mác kinh nghiệm để sau đó tìm cách nhảy việc vì tầm nhìn chỉ luẩn quẩn quanh lợi ích của bản thân.
Làm sao để chọn được sếp phù hợp?
Thứ nhất, tầm nhìn giá trị. Nếu bạn không tìm thấy sự tương đồng về giá trị cốt lõi của bạn và sếp, tốt nhất không nên theo đuổi. Ví dụ: Bạn là người chân thành, đề cao tối thượng sự chân thành, nhưng sếp bạn coi thường điều đó, thì hãy dừng lại. Tuy nhiên có thể giá trị cốt lõi đôi lúc không khớp nhau, nhưng miễn là không đối nghịch nhau là được.
Thứ hai, chọn sếp tốt là chọn người có “Tầm và tài”. Thiên hạ xưa nay hay nhắc đến chữ “lãnh đạo tầm-tài”. Quả thực rất quan trọng nhưng chưa phải là thứ quan trọng nhất, bởi cái tầm, cái tài không phải ngày một ngày hai mà phát tiết ra bởi “vĩ nhân chỉ khác người thường 1%”, nên làm sao ta nhận ra ngay được? Thế nên nhân viên sẽ rất ngạc nhiên về những người bạn học cùng năm xưa “dốt như bò”, suốt ngày nhòm bài mình mà bây giờ thành những ông chủ lớn, có hàng trăm nhân viên, hàng tá kỹ sư cử nhân thạc sĩ dưới quyền. Ấy đấy: cái công ty to đùng Facebook của anh Zuckerberg và Microsoft của ông Bill Gate mà bao nhiêu người khát khao vào xin việc, nhưng liệu bao nhân viên nhìn thấy “tầm-tài” của hai ông sếp này, nếu được mời đến phỏng vấn khi công ty họ ở trong gian phòng của ký túc xá và 1 góc nhỏ của garage.
Muốn xây chiến công, dựng đại nghiệp đừng chỉ nhìn vào mỗi cái công ty hoành tráng, sếp đi siêu xe… những chỗ đó đã có nhiều nhân viên vĩ đại rồi, bạn có đủ bản lĩnh để vượt qua không? Bạn không từng chia đắng sẻ cay với sếp, thì đâu có ngày cùng hưởng vinh hoa phú quý, chia ngọt sẻ bùi. Cái gì cũng có giá, chỉ có cái “giá mà” là không có giá mà thôi!
Cuối cùng, điều quan trọng nhất, dù có thiếu gì thì thiếu, nhưng không thể thiếu cái “tín nghĩa”, người coi trọng chữ tín và sống có nghĩa có tình sẽ không bỏ rơi bạn trong những hoàn cảnh khó khăn, người bạn có thể đồng hành đến suốt đời, đồng cam cộng khổ, nếm mật nằm gai, chia ngọt sẻ bùi.
Tìm được người này, gắng mà tận trung, tận sức đóng góp cho công ty phát triển, chắc chắn bạn sẽ trở thành “nhân viên vĩ đại”. Nếu có duyên nghiệp làm nhân viên vĩ đại, thì hãy yên ổn mà làm, làm sếp chẳng sung sướng gì đâu, trong khi một nhân viên vĩ đại vẫn đạt được tất cả những thứ mà sếp mơ ước.
Người đời hay nhắc đến tài năng và trí tuệ của Chu Du, chứ không phải ai cũng biết sếp của Chu Du là Tôn Quyền? Thiên hạ coi trọng và tôn vinh tài trí của Khổng Minh hơn cả sếp mình là Lưu Bị, đến Quan Vũ là nhân viên của Lưu Bị còn được xếp vào hàng thánh nhân. Đấy là chuyện của Tàu, còn chuyện của ta cũng không thiếu những ví dụ nhãn tiền: người Việt mình ai chẳng biết đến Nguyễn Trãi, nhưng chưa chắc đã biết sếp của Nguyễn Trãi là vua nào? Người người bái lạy tôn thờ Thánh – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhưng chưa hẳn đã biết sếp của ngài là ai. Vậy há chẳng phải nhân viên vĩ đại hơn hẳn sếp?!
Sứ mệnh của nhân viên là gì?
Dù làm việc lớn hay nhỏ, nếu không tìm được sứ mệnh thì dù có làm cả đời vẫn chỉ đạt mức thường thường bậc trung. Vậy sứ mệnh của nhân viên là gì?
Trước tiên, làm ở vị trí nào thì làm tròn vai, lo cho công việc sạch sẽ, đừng để sếp phải bận tâm mà lo hốt rác, nhắc nhở nhiều lần mà cứ trơ trơ. Sau đó, tìm cách cải tiến công việc, cầu thị trở thành người giỏi nhất trong công việc cụ thể đó, thế là đã tìm ra sứ mệnh rồi đấy. Vậy nên, kể cả khi không có tầm nhìn, thì cũng cần có sứ mệnh mới mong làm được việc ra hồn, không trở thành vĩ đại, thì cũng thành nhân viên xuất sắc rồi!
Sứ mệnh của nhân viên thường gói gọn trong hai từ: để tâm và hời hợt.
Người biết để tâm làm việc gì cũng trọn vẹn gọn gàng. Người dù không có tài năng kiệt xuất đi chăng nữa, vẫn có thể được thăng tiến đều đặn trong công ty. Cái này nó cũng liên quan đến owner’s mindset (Tư duy làm chủ, coi thiệt hại của công ty là thiệt hại của mình).
Người hời hợt là người làm gì cũng qua loa để bịt mắt người đời; trong giờ làm thì chơi games, chát chít mà mặt cứ cắm vào máy tính ra vẻ bận rộn, làm việc gì sai thường hay ngụy biện lý giải cho sai lầm của mình. Sự hời hợt sẽ biến đối tượng này thành con người mờ nhạt, mà đỉnh cao của mờ nhạt là “biến thái” – biến mất trong trạng thái chết lâm sàng.
Làm sếp cũng là cái số phải làm, cái nghiệp phải trả, nó chẳng hề sung sướng. Biết bao trách nhiệm và áp lực cần phải gánh trên vai. Vậy nên, sếp cũng nên nhìn lại để đưa ra tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp và không ngừng mà uốn nắn bản thân nếu mong muốn có được trung quân về phò tá cho mình để gây dựng cơ đồ. Khi có người rồi hãy có cơ chế định hướng, tạo cơ hội để cho mọi người cùng nhau phát triển.
Một vị sếp tốt có thể nhận ra tài năng của bạn và phát triển chúng nhưng một vị sếp tồi sẽ chẳng bao giờ nhận ra những gì bạn có thể làm hay trao cơ hội để bạn phát triển. Khi nói về sự nghiệp của mình, cho dù tiềm năng phát triển của bạn đến đâu, bạn có hạnh phúc hay không và mức thưởng của bạn là bao nhiêu thì yếu tố quyết định chính là ông chủ của bạn thời điểm đó. Hãy tìm kiếm công việc với mục tiêu rõ ràng và ưu tiên chọn sếp trước khi chọn chức vụ hay tên công ty. Sự nghiệp hay giấc mơ của bạn sẽ bắt đầu từ đó.
Tóm gọn lại:
- Chim khôn chọn cành mà đậu
- Người khôn chọn bạn mà chơi
- Nhân viên khôn chọn sếp mà phụng sự.
Nguồn: ST
Bài viết liên quan
HaMo chủ động phun khử trùng không gian làm việc
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay khi nhận được tin Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên, BLĐ HaMo ra quyết định phối hợp với Viện Vệ sinh...
Du hí Hàn Quốc cùng các chiến binh Mega Gangnam
Chuyến du lịch Hàn Quốc 5N4Đ không chỉ phần thưởng xứng đáng mà còn là cơ hội để các chiến binh Mega Gangnam cùng kết nối và tận hưởng những...
Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp – Lĩnh vực đầy cơ hội phát triển bản thân cho người trẻ
Ngành Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp (CSSK&SĐ) những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc mang lại thu nhập khủng cho nhân sự trong...
HaMo Club miền Bắc và những chuẩn bị mới để IPO
Mở đầu tháng 4, các thành viên của HaMo Club đã khởi động bằng buổi gặp mặt tại Hà Nội. Trong cuộc gặp gỡ đầy ấm cúng và thân mật...
3 bài học kinh doanh từ “nữ hoàng truyền thông” Oprah Winfrey
Nhiều năm qua, tài năng, tinh thần làm việc và sự tươi trẻ của “nữ hoàng truyền thông” Oprah Winfrey đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu phụ...
New Power Dinner – Đêm tiệc câu chuyện mới của người HaMo
Để chúc mừng những thành tích đạt được trong chiến dịch bán hàng theo mô hình mới, cơ sở kinh doanh Drip Hydration Hồ Chí Minh đã có một đêm...
10 SIÊU QUY LUẬT bán hàng dân sales phải biết
Hãng thống kê Bill Brooks ước tính rằng hơn 85% khách hàng có cái nhìn tiêu cực về tất cả đội ngũ nhân viên bán hàng. Trên thực tế, bán...
10 lý do không nên hoảng hốt vì COVID-19
Trong chưa đầy 2 tháng, Covid-19 đã lan sang nhiều quốc gia, chính vì vậy mà nó được coi như một đại dịch. Tuy nhiên sự thật là Covid-19 không...
Muốn thành công và được ghi nhận, áp dụng ngay 9 điều này
Chúng ta thường nhìn những người thành công và nghĩ họ có tài năng thiên phú. Nhưng thực tế là những người không có tài năng gì đặc biệt cũng...
Bán cho tôi chiếc bút – Câu chuyện kinh điển của nghề Sale
Xuất phát từ một câu nói trong bộ phim Sói già phố Wall, "Bán cho tôi chiếc bút" đã trở thành tình huống mà không người làm sale nào không...