Trí tuệ cảm xúc EQ và những bật mí nơi công sở chắc chắn bạn muốn biết!
EQ (Emotional Quotient) – trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Trí tuệ cảm xúc tại công sở có thể cung cấp những lợi ích đáng kể và phát triển hơn nữa sự nghiệp của bạn, ngoài việc tạo ra vòng tròn quan hệ chặt chẽ với những mối quan hệ thật sự có giá trị, thì nó còn thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực để bạn chẳng phải lười biếng rời khỏi giường mỗi sáng thứ 2.
Không lòng vòng nữa, điều bạn sắp biết được đây chắc chắn là bí mật công sở mà mọi nhân viên đến cả sếp đều muốn biết: 5 thành phần của trí tuệ cảm xúc và tầm quan trọng của nó tại môi trường làm việc.
Nhà tâm lý học Daniel Goleman được biết đến với việc phát triển năm thành phần của trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc trong những năm 1990. Cùng tìm hiểu 5 thành phần của trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc dưới đây.
- Tự nhận thức
Tự nhận thức là khả năng xác định cảm xúc và kích hoạt cảm xúc của bạn một cách đúng đắn. Nhận thức được cảm xúc của bạn giúp bạn hiểu được cách người khác sẽ bị ảnh hưởng bởi năng lượng bạn phát ra thế nào. Bạn có thể sử dụng sự tự nhận thức trong công việc để biết được “bạn” trong mắt đồng nghiệp, khách hàng hoặc Sếp của bạn sẽ ra sao.
- Tự điều chỉnh
Tự điều chỉnh là khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bạn để nó thật sự “hiệu quả” một cách tích cực. Kiểm soát cảm xúc của bạn là điều cần thiết trong mọi tình huống vì cảm xúc của bạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác. Một ví dụ tiêu biểu là: Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình trong công việc bằng cách điều chỉnh cảm xúc của bạn để giữ vẻ ngoài chuyên nghiệp trước mặt khách hàng.
- Động lực
Động lực là sự thôi thúc và mong muốn làm một điều gì, và nó liên quan đến trí tuệ cảm xúc bởi vì mong muốn của bạn có thể thúc đẩy những cảm xúc còn lại đối với một cái gì đó. Ví dụ, có mong muốn hoàn thành tất cả các công việc hàng ngày của bạn thuận lợi sẽ là động lực nội tại cho chính bạn – và nó sẽ tác động tới cảm xúc muốn đạt đạt, phải tập trung, tích cực và nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu bên trong.
- Đồng cảm
Đồng cảm là khả năng xác định và hiểu cảm xúc của người khác. Hiểu cảm giác của người khác cho phép bạn xử lý các tình huống nơi làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ, khi một đồng nghiệp đang có dấu hiệu mất tinh thần, bạn có thể dùng sự đồng cảm của mình để chia sẻ, an ủi và hỗ trợ người đó tránh khỏi tình huống tệ nhất có thể.
- Kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội là các công cụ được sử dụng để giao tiếp và tương tác với người khác. Có các kỹ năng xã hội tốt – như giao tiếp hiệu quả và biết cách tôn trọng – cho phép bạn lắng nghe, nói và giải quyết xung đột một cách tốt hơn. Kỹ năng xã hội có thể được sử dụng tại nơi làm việc để phát triển sự nghiệp của bạn và là “tuyệt chiêu” thiết yếu cho các nhà lãnh đạo.
Tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng ở nơi làm việc?
Bạn có thể là một người thông minh, sáng tạo và làm việc cực kì bứt phá, nhưng liệu, chỉ có như thế là đủ? Trong một thời đại với rất nhiều biến động như hiện tại, cảm xúc giữ vai trò như một phần của phía bên kia cán cân, làm cho mọi thứ trở về thế cân bằng của nó. Đặc biệt là môi trường làm việc.
Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng trong công việc để bạn có thể nhận thức, suy nghĩ, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. Có thể quản lý cảm xúc cá nhân cho bạn khả năng hướng dẫn và giúp đỡ mọi người, và bản thân bạn cũng được hạnh phúc và thành công hơn. Trí tuệ cảm xúc là một phần quan trọng ở nơi làm việc chính bởi vì nó giúp bạn:
Hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ
Việc hiểu được các dấu hiệu, nhạy cảm với những thay đổi thất thường sẽ giúp bạn nhận thức được tình hình và khắc phục nó trước khi nó thật sự thành vấn đề. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một đồng nghiệp có một số dấu hiệu buồn bã, bạn có thể đến gần và chia sẻ với họ sự thấu cảm.
Hãy tự nhận thức về cảm xúc cá nhân
Bạn có thể sử dụng kỹ năng này để điều chỉnh hành vi của chính mình trước khi nó trở thành vấn đề cho khách hàng hoặc đồng nghiệp. Ví dụ, nếu bạn biết bạn đã có một đêm khó khăn, bạn đã không ngủ đủ giấc và điều này khiến bạn phát-cáu, nhưng bạn sẽ có thể cố gắng thay đổi hành vi của mình vào ngày làm việc sau đây bằng cách chuyển sự tập trung của bạn sang những cảm xúc tích cực hơn.
Cải thiện hiệu quả trong công việc
Khi bạn kiểm soát được cảm xúc, tình trạng “bùng phát” (burn out) của bản thân, bạn có thể dẫn tới một quy trình làm việc hiệu quả hơn, bình tĩnh hơn và đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Phát triển hơn nữa sự nghiệp của bạn
Trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo đi đôi với nhau. Tích cực hiển thị các khả năng như kiên nhẫn, lắng nghe tích cực, tích cực và sự đồng cảm có thể giúp bạn tiến lên vai trò lãnh đạo hoặc kiếm được một vị trí phù hợp hơn để dẫn dắt và kết nối. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố đủ, bên cạnh đó, cũng còn nhiều yếu tố khác bạn phải rèn luyện.
Khuyến khích người khác phát triển các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ
Cảm xúc rất dễ lây lan và thể hiện động lực, sự đồng cảm, trách nhiệm và tinh thần đồng đội có thể khuyến khích và thúc đẩy những người xung quanh rèn luyện các kỹ năng xã hội đó cùng nhau.
Bài viết liên quan
NHẬT KÝ HAMOER: TÔI ĐÃ TỰ CHỮA KHỎI COVID-19 TẠI NHÀ NHƯ THẾ ĐẤY!
Tôi giật mình khi nhận tin dương tính với Covid-19 và bắt đầu những ngày thực hiện cách ly, chữa bệnh theo chỉ dẫn bác sĩ để nhận về kết...
BPO là gì và vì sao doanh nghiệp nên sử dụng?
Khái niệm BPO không còn xa lạ khi hàng vạn doanh nghiệp, tổ chức và thậm chí cơ quan chính phủ đều ký hợp đồng với các nhà cung cấp...
Học cách đối xử tốt với chính mình – 10 “đừng” trong cuộc sống
Chúng ta học cách đối nhân xử thế sao cho tốt, nhưng mấy ai đã thực sự biết cách chiếu cố chính mình? Chỉ có chính bản thân ta là...
Virus để lại những vết thương, đừng để bản thân bị thương một cách vô ích
Khi cả một thế hệ đều đang phấn đấu, bước ra từ đại dịch hoàn thiện hơn, tài năng hơn, nhiệt huyết hơn, thì những người chậm chuyển mình, thiếu...
6 cuốn sách giúp bạn thăng tiến và phát triển bản thân
Ai cũng có 8 tiếng làm việc/ ngày, nhưng bí quyết của sự thăng tiến trong công việc lại nằm ở những gì bạn làm trong thời gian rảnh. Người...
Nhân viên vĩ đại phải biết chọn sếp để đồng hành
Nhân viên bình thường chọn công ty, nhân viên vĩ đại chọn sếp. Một công việc tốt, đúng chuyên môn, đúng sở trường cũng không thể khiến chúng ta thành...
5 kiểu nói chuyện người thông minh không bao giờ dùng
Hãy để miệng mang lại điều phúc, thay vì đem tới tai hoạ. Người thông minh là người biết giữ mồm giữ miệng, bạn sẽ không bao giờ nghe họ...
Binh pháp Tôn Tử chỉ ra 4 kiểu người không nên làm lãnh đạo
Một người lãnh đạo giỏi chính là chiếc chìa khóa quan trọng, lèo lái tập thể, đưa tổ chức đến được bến bờ vinh quang. Làm lãnh đạo chưa bao...
Telesale – Nghề thú vị đầy thách thức
Nhân viên Telesales là vị trí quan trọng trong khâu bán hàng của doanh nghiệp và theo thống kê, một nhân viên giỏi với đầy đủ các kĩ năng chốt...
BPO – Cánh cửa cơ hội vàng cho người lao động
BPO xuất hiện không chỉ mang lại vô vàn lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho người tìm việc. Làm việc tại...