DỊCH COVID-19: PHẢI LÀM GÌ KHI BẠN LÀ F0?
Cần làm gì nếu chẳng may bản thân hoặc người thân mắc COVID-19? Tăng cường sức khỏe ra sao để chống “cô vy”? Rất nhiều ca F0 đã bình phục, họ đã làm điều đó như thế nào? Thay vì lo lắng hoảng sợ nếu không may trở thành F0, hãy chuẩn bị tốt kiến thức ngay từ bây giờ để bạn dễ dàng vượt qua khi mắc phải nhé!
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Những ngày qua, số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM ngày càng tăng, đặc biệt là các F0 với nhiều chùm ca bệnh, ổ dịch phức tạp. Các chuỗi lây nhiễm phức tạp này đều liên quan tới việc tập trung đông người, nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây, không triệu chứng. Nguyên nhân được kể đến là do sự đi lại, giao lưu của người dân sau khi được nới lỏng và cả sự chủ quan của một bộ phận người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine…
Bên cạnh đó, biến chủng Delta tiếp tục gây ra tính nguy hại, nặng nề của nó. Nhất là, biến chủng mới Omicron đã xuất hiện tại một số nước có thể tràn vào Việt Nam. Đây là lúc chúng ta phải chuẩn bị sẵn thế trận để ứng phó nếu chủng Omicron xâm nhập.
Với tình hình này, chắc chắn các ca F0 trong cộng đồng sẽ tiếp tục tăng mạnh. Theo các chuyên gia, mọi người tuyệt đối không được chủ quan, cần nghiêm túc tuân thủ biện pháp phòng tránh và có thái độ hết sức bình tĩnh, chủ động, hiệu quả để chống dịch.
Phải làm gì khi bạn trở thành F0?
Nếu một ngày bạn là F0 thì hãy bình tĩnh, đừng hoảng loạn, sợ hãi, khóc lóc… Bởi sự hoảng loạn và không thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh sẽ có thể khiến bệnh càng trở nặng hơn. Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày, chắc chắn bạn sẽ mệt mỏi và khó chịu, nhưng hãy cố gắng bằng những hướng dẫn cụ thể dưới đây, bạn sẽ chiến thắng Covid-19.
1) Chuẩn bị
- Nơi ở: Thông thoáng, có cửa sổ, khu vệ sinh riêng (chỉ sử dụng quạt, không nên dùng điều hoà).
- Vật dụng cơ bản: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, thùng rác riêng, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, khẩu trang, găng tay, bát đũa, bột giặt…
- Thuốc: Hạ sốt, tiêu hoá, dạ dày, tiêu chảy, chữa đau họng, dầu xoa, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, các loại tăng sức đề kháng nhất là Vitamin C, Vitamin D3.
- Thiết bị y tế: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu (không bắt buộc).
2, Chữa trị
Các triệu chứng ban đầu có thể gặp phải
- Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.
- Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
- Rối loạn khứu giác, tê lưỡi.
- Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.
- Sử dụng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 giờ tuỳ loại, thuốc hạ sốt có hiệu quả sau 1 giờ nên tránh nôn nóng mà uống quá liều lượng, có thể ảnh hưởng tới gan.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.
Ăn uống
- Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước.
- Bổ sung tỏi, sả… vào thực đơn mỗi ngày.
- Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C.
- Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
- Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều.
Kiểm tra:
Đo thân nhiệt
Nếu sốt trên 38,5 độ C, có thể dùng paracetamol hạ sốt, liều 10-15mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 g/ngày với người lớn. Trẻ em không uống quá 4 lần trong một ngày.
Đếm mạch
Vị trí đặt ba ngón tay như hình, bạn sẽ thấy mạch đập dưới tay mình.
- Người lớn mạch bình thường 60-90 lần một phút, trên 100 hoặc dưới 50 lần, bạn nên báo y tế.
- Trẻ mới sinh mạch bình thường 100-160 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 90-150 lần; 6-12 tháng tuổi 80-140 lần; 1-3 tuổi 80-130 lần; 3-5 tuổi 80-120 lần; 6-10 tuổi 70-110 lần; 11-14 tuổi 60-105 lần; 15-20 tuổi 60-100 lần.
Đo nhịp thở
- Nằm thư thái 5-10 phút, sau đó đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống.
- Người lớn nhịp thở bình thường là 16-20 lần một phút, trên 22 hoặc dưới 15 lần, bạn nên báo y tế.
- Trẻ em nhịp thở nhanh hơn người lớn: trẻ mới sinh 30-50 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 25-40 lần; 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần; 6-10 tuổi 15-30 lần; trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần.
Đo oxy trong máu (SpO2) theo hướng dẫn y tế
- Từ 94% trở lên, người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày xem có ổn định hay không.
- Cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94%, cần liên hệ y tế để được tư vấn hoặc nhập viện.
- Thấp hơn 90%, là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế hoặc nhanh chóng vào bệnh viện.
- Ghi nhật ký hằng ngày về các triệu chứng và thông số nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở, huyết áp và oxy trong máu (không bắt buộc).
- Cập nhật thông tin qua phần mềm hoặc thông báo cho cán bộ y tế.
3) Cấp cứu
Hãy liên hệ các cơ quan Y tế nếu bạn gặp các biểu hiện cần cấp cứu sau:
- Oxy trong máu dưới 94%
- Nhịp thở nhiều hơn 24 lần một phút
- Đau thắt ngực, khó thở khi vận động
- Không thể nói đủ câu
- Lẫn lộn về thời gian, địa điểm
- Da xanh, môi nhợt
- Không tự đi, cầm nắm, ăn uống được
- Lạnh đầu ngón tay, ngón chân
4) Người chăm sóc
- Trẻ em, người có bệnh nền nguy hiểm, người già không nên ở cùng bệnh nhân.
- Người chăm sóc cần mặc đồ bảo hộ, khẩu trang và găng tay.
- Bỏ rác thải vào thùng riêng, niêm phong và xử lý riêng.
- Rửa tay sạch, súc miệng nước muối.
- Bổ sung thêm vitamin C, B1, B6, B12.
Làm gì nếu bạn đã tiêm 2 mũi Vaccine mà vẫn dương tính?
Vaccine ngừa Covid-19 có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm, biến chứng nghiêm trọng và tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, bất kỳ loại vaccine nào, kể cả vaccine Covid-19, không có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm 100%, nên một số người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có nguy cơ mắc Covid-19.
Tình trạng lây nhiễm ở người đã được chích ngừa đầy đủ được gọi là “lây nhiễm đột phá sau tiêm vaccine”. Triệu chứng của những người đã tiêm vaccine sẽ bị bệnh nhẹ, ít triệu chứng, ít bị biến chứng nặng hơn so với người chưa được tiêm chủng và mắc Covid-19. Điều này có nghĩa là khả năng phải nhập viện hoặc tử vong ở những người này thấp hơn rất nhiều so với những người chưa được tiêm chủng.
Một số trường hợp là các nhân sự tại HaMo dù đã tiêm đủ 2 mũi Vaccine nhưng sau đó vẫn dương tính với Covid. Tuy nhiên, không quá lo lắng, họ đã chiến thắng Covid-19 bằng kiến thức, sự chủ động và đặc biệt là tinh thần lạc quan.
Nhân sự Nguyễn Thị Nhung – Chuyên viên tư vấn chia sẻ: Mình đã tiêm đủ 2 mũi Vaccine Astrazeneca, song vẫn vô tình trở thành F0. 2 ngày đầu người nóng sốt, mệt, nhức đầu và mình đã test vẫn là âm tính, sau đó 2 ngày kế tiếp người vẫn mệt thì thử test lại lúc này đã lên vạch dương tính. Tuy nhiên, cơ thể mình vẫn khá ổn, mình có mua thuốc điều trị uống, mình chỉ bị sổ mũi và ho – có bị mất mùi, vị giác bình thường. Trong thời gian điều trị tại nhà, cách ly 1 mình và tự mua thuốc uống, kết hợp xông hơi mũi, xịt mũi thì mình đã khỏe lại nhanh chóng.
Lời khuyên cho mọi người là hãy cứ thật bình tĩnh, việc bạn có thể làm là cách ly với mọi người xung quanh; Chuẩn bị những đồ cần thiết (thuốc uống, xịt khuẩn mũi họng, vitamin c,…); Nên ăn nhiều trái cây có chứa vitamin c, và ăn uống thật đầy đủ. Cuối cùng là tập hít thở để tốt cho phổi và tập thể dục để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Nhân sự Nguyễn Thị Mai Quỳnh – Lễ tân cho biết: Mình có hoàn thành tiêm 2 mũi Astrazeneca, và mắc Covid ở thể nhẹ. Triệu chứng của mình là cảm nhẹ -> sốt -> mất mùi khoảng từ 3-5 ngày. Mình đã thực hiện việc chữa trị trong thời gian đó là mỗi ngày 1 ly nước C sủi sau ăn sáng, khi sốt uống thuốc hạ sốt. Việc ăn uống sinh hoạt như bình thường, mình có thực hiện rửa mũi, xông mũi với sả, chanh và súc họng mỗi ngày 4-5 lần.
Khi mắc phải covid mọi người cần lạc quan, vui vẻ. Khi sốt thì uống thuốc hạ sốt, xuất hiện triệu chứng của bệnh gì chỉ cần uống thuốc trị bệnh đó. Chăm rửa mũi và xúc cổ họng nhiều lần. Ăn uống điều độ sinh hoạt bình thường để mau chóng lấy lại được vị giác. Đã tiêm đủ vaccine thì mọi người đừng lo lắng quá vì triệu chứng sẽ giảm nhẹ hơn và nhanh chóng khỏi bệnh.
Nhân sự Mai Minh Hiếu – Chuyên viên TTNB nói về khoảng thời gian F0: Mình đã tiêm đủ 2 mũi vacxin Astrazeneca và bất ngờ khi bị dương tính trong đợt tháng 11. Triệu chứng là bị sổ mũi nhẹ, tầm chiều tối là mất khứu giác. Sau đó, mình có tự test ở nhà thì có vạch mờ. Mình được bác sĩ tư vấn triệu chứng nhẹ nên không sao cứ tập luyện thể dục, ăn uống đầy đủ chất và ăn thêm trái cây cũng như dự trữ vài loại thuốc như thuốc sốt, ho, và vitamin C để dùng khi cần. Nhưng mình không uống thuốc gì cả vì chỉ bị mất khứu giác. Hàng ngày mình vẫn sinh hoạt bình thường và vẫn đeo khẩu trang 24/24, xông mũi hàng ngày. Nói chung tâm trạng mình rất thoải mái vì mình cũng có kiến thức về bệnh này rồi, mình nhanh chóng âm tính trở lại.
Mọi người hãy luôn chú ý 5k, nhỡ có bị thì cũng đừng hoang mang hay lo lắng quá, vì nếu chúng ta giữ vững tâm lý và hiểu về nó thì chắc chắn sẽ mau khỏi thôi.
Nhân sự Mai Thị Thùy Trang – Lễ tân cho biết: Em tiêm vaccine Vero Cell mũi 2, sau đó 2 ngày test thì em bị nhiễm. Triệu chứng rõ nhất là bị sốt và ho nhiều. Sau khi biết dương tính thì em mua đầy đủ thuốc và các biện pháp chữa trị và ăn uống đủ nên sức khoẻ dần phục hồi tốt lại. Nếu anh chị em HaMo gặp phải bệnh thì cũng không nên quá lo lắng. Mình cứ uống thuốc và ăn uống chất để bổ sung đề kháng là sẽ hết bệnh nhanh chóng, nhất là khi đã được tiêm phòng đầy đủ.
Ngoài ra, ngay khi trở thành F0, hãy thông báo ngay cho nhân sự nơi bạn làm việc tại các cơ quan, văn phòng, công ty,.. để có phương án xử lý nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới các nhân sự tiếp xúc cùng trong môi trường làm việc.
F0 sẽ không có gì đáng sợ nếu chúng ta luôn chủ động 5K và trang bị kiến thức sẵn sàng ứng phó. Quan trọng nhất là tinh thần, ý chí chiến đấu với bệnh tật của mỗi chúng ta và tình yêu thương, hỗ trợ của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Vậy nên, nếu là F0, đừng sợ hãi!
Bài viết liên quan
Mega Gangnam vinh dự đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” quận Cầu Giấy năm 2024
Mega Gangnam vinh dự được nhận danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu 2024 với những thành tích xuất sắc, đóng góp cho công tác an sinh xã hội của quận...
MUỐN THÀNH CÔNG, HÃY Ở GẦN 6 NGƯỜI NÀY
Con người, tính cách và lối suy nghĩ của bạn chính là tổng hòa của những người mà bạn tiếp xúc nhiều nhất. Để có động lực tiến bộ hàng...
Nghệ thuật nói không mà được lòng cả thiên hạ
Từ chối để tránh làm mích lòng người khác, lại vừa nâng cao sự tôn trọng dành cho chính mình là cả một nghệ thuật. Việc nói lời từ chối...
Trí tuệ cảm xúc EQ và những bật mí nơi công sở chắc chắn bạn muốn biết!
EQ (Emotional Quotient) - trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Trí tuệ cảm xúc tại công sở có thể...
Làm chủ kỹ năng chốt đơn thành công 100%
Nhờ sở hữu bí quyết cũng như các kỹ năng này mà đã có hàng trăm Best Seller chốt đơn thành công với doanh thu cực kì khủng!!! Là một...
Mega Gangnam hợp tác cùng Nova Service trong lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe & Thẩm mỹ
Sáng nay, ngày 27/09, thương hiệu Mega Gangnam đã có lễ ký kết hợp tác chính thức với đơn vị Nova Service Group tổ chức tại Novaland Gallery Quận 1,...
Bí quyết đột phá doanh thu từ khách hàng cũ
Có rất nhiều doanh nghiệp chấp nhận “đốt tiền” để chạy quảng cáo và thu hút khách hàng mà quên mất rằng, họ hoàn toàn có thể đột phá doanh...
Bạn đang ở cấp độ nào của bán hàng?
Nhiều người nghĩ rằng bán hàng thì ai cũng bán được, đi tìm một việc làm cũng là "bán mình" đó thôi. Vậy mà có người bán được giá cao,...
Tư duy bán hàng là gì? Tầm quan trọng của tư duy bán hàng
“Làm sao để có thể trở thành người bán hàng xuất sắc?” Có nhiều người tin rằng để bán hàng tốt thì chỉ cần kỹ thuật bán hàng đúng hoặc...
Người làm được 5 ĐIỀU này ít gặp sóng gió trong môi trường công sở, làm việc ở đâu cũng suôn sẻ
Chốn công sở được ví như một xã hội thu nhỏ. Bạn không chỉ dành thời gian hoàn thành tốt công việc, mà còn phải học cách làm sao “chung...