Bạn đang ở cấp độ nào của bán hàng?

Bạn đang ở cấp độ nào của bán hàng?

Nhiều người nghĩ rằng bán hàng thì ai cũng bán được, đi tìm một việc làm cũng là “bán mình” đó thôi. Vậy mà có người bán được giá cao, có người bán giá thấp và có khi không bán được dẫn đến thất bại, đó là vì bán hàng cũng có nhiều cấp độ.

Cấp độ 1 – Năn nỉ bán

Không cần phương pháp, kỹ năng gì cả, cứ gặp khách hàng thì năn nỉ bán thôi. Chị mua dùm em, cô mua dùm con… như những em nhỏ trên vùng cao bán đồ lưu niệm hay những người bán tăm tình thương, cấp độ này người ta bán sự thương hại, làm cho khách hàng mủi lòng giúp đỡ, miễn sao đạt chỉ tiêu là được. Khách hàng thì thường mua vì lòng thương chứ cũng không cảm thấy cần sản phẩm.

Cấp độ 2 – Ép bán

Có người mạnh mẽ hơn thì không năn nỉ bán mà là ép mua, áp lực người ta mua. Ăn vạ để sản phẩm đó bắt người ta mua, hoặc hù dọa người mua sắp hết hàng, hết khuyến mãi, hàng hiếm,… cách này cũng có hiệu quả nhất định của nó dành cho những khách hàng nhẹ dạ, hiền lành hoặc không muốn bị làm phiền lâu nên mua đại cho xong.

Cấp độ 3 – Dụ dỗ gạ gẫm để bán

Ở cấp độ này là người bán hàng có khoa ăn nói hơn để dụ dỗ người mua. Anh mua đi, chị mua đi, tôi làm việc này là vì lợi ích của xã hội tốt đẹp hơn, vì giá trị lợi ích của anh chị, vì muốn giúp đỡ bạn bè vv và vv. Khi khơi gợi cảm xúc nhất thời của người mua cũng làm cho khách hàng quyết định bằng cảm tính hoàn toàn để mua hàng. Khách hàng mua vì những lời ngọt ngào và có khi là giả dối của người bán. Và người bán hàng cũng đạt được mục tiêu.

Cấp độ 4 – Bán đặc tính sản phẩm

Cấu trúc của một sản phẩm là FAB (Feature, Advantage, Benefit) hay FFB (Feature, Function, Benefit) có nghĩa là:

  • Đặc điểm thành phần cấu tạo nên sản phẩm
  • Sự thuận tiện của sản phẩm/ công dụng của sản phẩm
  • Lợi ích của sản phẩm.

Đa số các quảng cáo, tờ rơi hay nhãn sản phẩm đều viết về đặc tính sản phẩm, thành phần, hoạt chất hay nguyên liệu sản phẩm. Ví dụ: Laptop màn hình 13″, ram 4G, ổ cứng 500G. Hay là chiếc xe này có thắng ABS, nội thất abc, hay là cái bánh này nó có bột, đường,… Cũng chính vì vậy mà nhiều người bán nói rất rành về các tính năng sản phẩm, thành phần cấu tạo nên sản phẩm mà không bán được lợi ích của những tính năng đó.

Cấp độ 5 – Bán lợi ích sản phẩm

Người bán hàng có nghề là người am hiểu “linh hồn” của sản phẩm mình bán. Thực ra khách hàng chỉ mua lợi ích của sản phẩm chứ ít biết nhiều về đặc tính sản phẩm. Ví dụ: Chiếc xe có hệ thống thắng ABS thì công dụng của nó là chống bó cứng phanh, không làm xe bị quay đầu, bị lật đổ ngã khi thắng gấp và quan trọng nhất là nó an toàn cho người sử dụng, bảo vệ tính mạng của người trên xe. Hay là cao hơn nữa cái sản phẩm này nó làm cho người sử dụng an tâm, sang trọng, đẳng cấp hơn…

Sản phẩm giá thành cao thì tập trung vào các lợi ích mang tính cảm xúc hơn như: cái áo này, cái túi xách này thương hiệu nó làm cho người dùng sẽ sang trọng, đẳng cấp, thể hiện được vị thế của người thành đạt… Cây viết Montblanc giá 10 triệu thì bán sự đẳng cấp của nó chứ không cần phải nói nó bền hay công dụng viết tốt.

Sản phẩm giá thấp hơn, phân khúc thấp thì tập trung vào lợi ích lý tính, hữu hình thấy được như cái áo này bền hơn, mẫu mã đẹp, dễ mặc, giá rất mềm, dễ giặt mà có khuyến mãi nữa. Cây bút bi Thiên Long 2000 đồng thì rẻ và viết rất tốt, công dụng vẫn là viết mà chỉ có 2000 đồng.

Cấp độ 6 – Không bán

Cấp độ đỉnh cao nhất của bán hàng là bán như không bán, quảng cáo như không quảng cáo, sản phẩm nó “tự chảy” vào thị trường mà ai nghe đến nó cũng thèm khát muốn được mua. Ví dụ: iPhone là một sản phẩm mà biết bao người muốn có, từ người có thu nhập 3 triệu/ tháng cho đến đại gia, cứ ra đời mới hơn là chắc chắn người ta sẽ xếp hàng chờ đổi dù cho điện thoại cũ vẫn còn dùng tốt.

Con người cũng vậy, có nhiều người phải đi tìm việc là “bán mình” cho người sử dụng lao động, nhưng cũng có người mà việc làm không hết vì người ta phải tìm, phải mời đến để làm việc với mức lương rất cao. Nhiều người vẫn hay nói rằng giữa ông chủ và nhân viên là sự hợp tác, điều đó đúng. Nhưng có người được mời đến hợp tác còn có người thì xin hợp tác mà người ta không nhận.

Vậy bạn đang ở cấp độ nào của bán hàng?

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bạn có 10 năm kinh nghiệm hay 1 năm kinh nghiệm dùng lại 10 lần?

Bạn có 10 năm kinh nghiệm hay 1 năm kinh nghiệm dùng lại 10 lần?

Người đem 1 năm kinh nghiệm dùng lại 10 lần, làm 10 năm cũng không thể ngồi ở vị trí cao hơn. Có một nhân viên chạy đi hỏi cấp...

An nhàn 10 năm trời, bị sa thải sau một đêm vì dịch bệnh: Kẻ mạnh thật sự là kẻ coi bất cứ nơi đâu cũng là vùng an toàn

An nhàn 10 năm trời, bị sa thải sau một đêm vì dịch bệnh: Kẻ mạnh thật sự là kẻ coi bất cứ nơi đâu cũng là vùng an toàn

Sống vô lo vào năm 20 tuổi, để đến 30 tuổi trở thành một người không có quyền lựa chọn. Tầm thường năm 30 tuổi, dẫn đến kẻ không có...

Tự kỷ luật: Đằng sau mỗi sự ưu tú đều là bài học về khổ luyện

Tự kỷ luật: Đằng sau mỗi sự ưu tú đều là bài học về khổ luyện

Một ngày, hai ngày có thể nhìn không ra, một tháng, hai tháng có lẽ vẫn chưa nhìn ra, nhưng một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi...

HaMo Club miền Nam và những thảo luận sôi nổi chuẩn bị mới cho IPO

HaMo Club miền Nam và những thảo luận sôi nổi chuẩn bị mới cho IPO

Với tư duy sáng tạo và đổi mới, Ban Lãnh đạo HaMo Club luôn mong muốn đem đến những điều mới mẻ trong mỗi lần gặp gỡ. Nằm trong chuỗi...

Bí quyết đột phá doanh thu từ khách hàng cũ

Bí quyết đột phá doanh thu từ khách hàng cũ

Có rất nhiều doanh nghiệp chấp nhận “đốt tiền” để chạy quảng cáo và thu hút khách hàng mà quên mất rằng, họ hoàn toàn có thể đột phá doanh...

5 điểm khác biệt giữa Sales xuất sắc với Sales làng nhàng

5 điểm khác biệt giữa Sales xuất sắc với Sales làng nhàng

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa người bán hàng bình thường và một người xuất sắc? Trong "Nghệ thuật bán hàng bậc cao" - cuốn sách bán chạy...

Nghệ thuật nói không mà được lòng cả thiên hạ

Nghệ thuật nói không mà được lòng cả thiên hạ

Từ chối để tránh làm mích lòng người khác, lại vừa nâng cao sự tôn trọng dành cho chính mình là cả một nghệ thuật. Việc nói lời từ chối...

Trong bán hàng, nếu sợ bị từ chối tức là bạn chọn sai nghề để kiếm tiền!

Trong bán hàng, nếu sợ bị từ chối tức là bạn chọn sai nghề để kiếm tiền!

Nếu bạn đã ít nhất một lần xem bộ phim “Wolf of Wall Street” (Sói Già Phố Wall) bạn sẽ thấy có nhiều đoạn nhân vật Jordan Belfort huấn luyện...

New Power Dinner – Đêm tiệc câu chuyện mới của người HaMo

New Power Dinner – Đêm tiệc câu chuyện mới của người HaMo

Để chúc mừng những thành tích đạt được trong chiến dịch bán hàng theo mô hình mới, cơ sở kinh doanh Drip Hydration Hồ Chí Minh đã có một đêm...

Ngành thẩm mỹ và những cơ hội tỷ đô

Ngành thẩm mỹ và những cơ hội tỷ đô

Nhìn lại toàn diện số thống kê ngành làm đẹp, các nhà đầu tư vô cùng phấn khởi vì kết quả kinh doanh năm 2019 chỉ tăng chứ không hề...

Bạn sinh ra để làm gì?

Mục nào sau đây của tờ báo mà bạn thường “nghía” qua đầu tiên?

Bạn thích làm gì nhất khi đi dự tiệc?

Nếu được tặng sách, bạn thích được tặng loại sách nào sau đây?

Bạn muốn làm gì nhất trong thời gian rảnh rỗi?

Nghành nghề phù hợp của bạn
Công việc liên quan đến sáng tạo (Content marketing, PR, Truyền thông, Designer...)

7a

Công việc liên quan đến kinh doanh (Bán hàng/dịch vụ, Giám đốc Kinh doanh...)

4a

Công việc văn phòng (Nhân sự, Hành chính...)

6a

Công việc đào tạo, tư vấn (Đào tạo, Tư vấn chiến lược....)

5a

Ứng tuyển ngay
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x